Nghề bơm vá xe đạp và mối qua hệ giữa tỷ suất lợi nhuận
với quy mô lợi nhuận
Một buổi sáng mà tôi đã phải vá tới 2 lần săm xe đạp, vậy là
đã có tới 4 miếng vá trên chiếc săm phía sau đó! Trong buổi sáng có phần xui xẻo
đó lại khiến tôi vu vơ với những suy nghĩ về mối quan hệ giữa tỷ suất lợi nhuận
và quy mô lợi nhuận.
Tỷ suất lợi nhuận được hiểu một cách đơn giản là tỷ lệ đo bằng
phần trăm lợi nhuận có được trên tổng vốn (chi phí) bỏ ra, nó cũng có nhiều dạng
biến thể khác nhau mang những ý nghĩa phân tích khác nhau như tỷ suất lợi nhuận
trên vốn chủ sở hữu, tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu, tỷ suất lợi nhuận trên tổng
tài sản… Tỷ suất lợi nhuận cho biết 1 đồng vốn, 1 đơn vị tài sản bỏ ra thu lại được bao nhiêu đồng lợi nhuận. Một ngành có tỷ suất lợi nhuận càng cao thì càng hấp dẫn và càng đáng để đầu
tư. Nhưng đó có phải là tất cả?
Với bốn lần vá săm, tôi đã phải trả các mức giá khác nhau:
10 nghìn đồng, 8 nghìn đồng và miếng vá rẻ nhất giá 5 nghìn đồng. Thử liệt kê
chi phí cho một miếng vá như vậy: “tài sản cố định” đáng giá nhất có lẽ là chiếc
máy bơm hơi, các dụng cụ móc lốp khá đơn giản và thời gian khấu hao là “vĩnh viễn”,
chi phí vật liệu duy nhất là miếng vá cao su, chi phí thuê lao động bằng 0, chi
phí học nghề!. Tại mức giá thấp nhất – 5 nghìn đồng, có lẽ lợi nhuận đơn vị cho
một miếng vá có lẽ cũng tới 2-3 nghìn đồng, tương đương với tỷ suất lợi nhuận đạt
66,67% tới 150% (với mức giá trả 10 nghìn cho một miếng vá thì tỷ suất lợi nhuận
là 400%!). Thực ra bạn cũng có được những tỷ lệ “hấp dẫn” như thế này ở một số
nghề khá phổ biến như trà đá, bán sim thẻ điện thoại, ghi sổ số, sửa xe máy ở "Hà Lội"… So với top 3
ngành có tỷ suất lợi nhuận cao nhất Việt Nam (được thống kê một cách chính thức năm 2011 gồm nông nghiệp, lâm nghiệp và chế biến thủy sản đạt trên 20%) thì đó quả là những lĩnh vực rất đáng để kinh doanh!
Tất nhiên tới đây chúng ta đều đã nhận ra chủ định của bài
viết này. Rõ ràng tỷ suất lợi nhuận cao
chưa đủ để khẳng định tính hấp dẫn của một ngành nghề nào đó. Một chiếc áo, một
chiếc xe, một ngôi nhà hay nhỏ nhắn hơn như một con ốc, một đoạn dây đồng không
phải là sản phẩm đem lại tỷ suất lợi nhuận cao, nhưng nó tạo ra lợi nhuận lớn bằng
việc có được giá trị lao đông thặng dư lớn và quy mô lợi nhuận lớn. Tỷ suất lợi nhuận và quy mô lợi nhuận phải được xem xét một cách đầy đủ và được so sánh giữa các chủ thể có mối tương quan về quy mô, ngành nghề hoạt động cụ thể.
Ngày nay có những ngành nghề như điện tử, công nghệ thông
tin, viễn thông…đang trở lên “hot” khi có được cả tỷ suất lợi nhuận cao và quy
mô lợi nhuận lớn. Với sự phát triển và ứng dụng rộng rãi của công nghệ thông
tin, ngày càng nhiều ngành sẽ gặt hái được thành công khi vừa có được tỷ suất lợi
nhuận lớn, vừa có quy mô lợi nhuận lớn.