TẠI SAO VÀ QUẢN LÝ NHƯ THẾ NÀO?
Bài viết này bàn về vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm thịt gia súc, gia cầm - một vấn nạn đang rất đáng báo động và ảnh hưởng sâu sắc tới chất lượng đời sống của người dân. Bài viết đưa ra những luận điểm để giải thích tại sao các thương lái, nông dân chăn thả gia súc gia cầm lại làm những điều tệ hại như vậy? Và cơ quan quản lý Nhà nước chuyên môn cần quản lý như thế nào để đẩy lui vấn nạn này.
Nếu chỉ nhìn thoáng qua thì có thể khẳng định rằng đó là vấn đề
lợi ích, việc sử dụng thịt gia cầm ôi thiu không rõ nguồn gốc với giá rẻ mạt,
việc nuôi thúc gia cầm gia súc bằng thức ăn tăng trọng vượt quá liều lượng và
phẩm chất cho phép rồi đến cả việc dùng hóa chất độc hại để tẩy màu, tạo màu
cho thịt gia súc gia cầm, tất cả chỉ vì ham muốn tiền của. Đó có phải là nguyên
nhân sâu sa?
Nhìn từ khía cạnh nhu cầu tiêu dùng:
Khi các chính sách về phát triển nông nghiệp, nông thôn chưa thực
sự tạo ra hiệu quả đáng kể thì các đô thị lớn vẫn trở thành điểm di cư đến của
đông đảo nông dân lao động và nhiều tầng lớp khác (sinh viên, giới công chức).
Đây là thực tế chung ở các nước đang phát triển. Điều này trước hết tạo ra một
số lượng cầu lớn về hàng hóa, trong đó có hàng hóa thịt gia cầm gia súc. Hơn
nữa, chi phí sinh hoạt ở thành phố và các đô thị lớn là đắt đỏ, thêm tâm lý
dành dụm tiền lao động gửi về quê nhà, khiến rất nhiều người đặc biệt là dân
lao động, sinh viên và công chức, nhân viên có mức lương trung bình quan tâm
nhiều tới giá cả khi mua thực phẩm cho bữa ăn hàng ngày.
Người tiêu dùng ở đây còn phải nhắc đến một số lượng đông đảo chủ
các cửa hàng, quán ăn sử dụng tới thịt gia cầm gia súc. Trong các thành phố, đô
thị lớn tấp nập thì các quán ăn, nhà hàng vẫn là những điểm ăn uống thường
xuyên của nhiều người dân. Mặc dù không phải là người tiêu dùng cuối cùng nhưng
họ cũng chịu những tác động như chi phí sinh hoạt cao, chi phí thuê mặt bằng
cao và tâm lý tiểu thương chỉ nhìn thấy lợi ích trước mắt. Việc thiếu đạo đức
trong kinh doanh khiến họ không mấy quan tâm tới những ảnh hưởng tiêu cực mà
người tiêu dùng phải gánh chịu. Đối với họ thịt gia cầm gia súc giá rẻ vẫn là
lựa chọn hàng đầu. Tất cả vô hình chung tạo ra cơ hội cho lối suy nghĩ: Hàng rẻ
- chất lượng thấp, không màng tới sac khỏe người tiêu dùng.
Nhìn từ phía cung – hàng hóa từ người chăn thả gia súc gia cầm, người thương lái:
Thứ nhất là việc sử dụng thức ăn tăng trọng quá mức, chất độc hại
có trong thức ăn gia súc nhằm tạo nhanh ra hàng hóa thịt có “chất lượng” (những
chất tạo nạc, thúc căng mông ở lợn). Đặt ra câu hỏi tại sao họ lại làm như vậy?
Ngoài lý do về ham muốn lợi ích như trên thì đâu là bản chất vấn đề? Nó có lẽ
liên quan tới vấn đề đạo đức trong lao động. Người nông dân chăn nuôi gia súc
gia cầm chạy đua với nhau, chạy đua với xã hội đầy bon chen với những toan tính
về lợi ích, hơn thua. Họ không quan tâm tới người sử dụng hàng hóa của mình là
ai, họ được lợi gì hay hại gì, lợi ích trước mắt từ những đợt xuất bán gia súc
gia cầm khiến họ có tâm lý muốn bán nhanh, kiếm lời nhiều. Đó là hậu quả của
tâm lý tiểu thương và sói mòn về đạo đức kinh doanh trong một thị trường hàng
hóa thiếu lành mạnh.
Thứ hai về phía những người thương lái: Khi hình thức chợ và các
cửa hàng nhỏ lẻ truyền thống vẫn là kênh mua bán thực phẩm chính, thì thực tế cho
thấy phần lớn thịt gia cầm gia súc được tiêu thụ qua các cửa hàng tiểu thương
nhỏ. Một dãy chợ, một khu chợ có thể lên tới hàng chục của hàng thịt khác nhau.
Đó vẫn là kênh tiêu thụ thịt lớn nhất, nhưng trong nó cũng ẩn chứa rất nhiều
những toan tính về mặt lợi ích, mua rẻ bán đắt, mua ôi bán tươi mà bất chấp sac
khỏe người tiêu dùng. Còn lý do nào khác nữa? Thực sự là quá khó để quản lý,
cũng như việc đổ lỗi hoàn toàn cho quản lý, khi mà có quá nhiều cửa hàng hoạt
động theo hình thức nhỏ lẻ, manh mún như vậy. Người bán thì chỉ biết đến đồng
lãi trước mắt nên cứ rẻ là mua vào, bán nay không hết thì mai lại bán, thôi đổi
màu thì tẩy màu…lại thêm tâm lý “người khác làm được thì mình cũng làm được”
rồi kiểu “có thấy ai kêu ca gì đâu”. Mục đích ích kỷ là như vậy nhưng cũng phải
thấu hiểu cho họ khi mà chi phí cho cuộc sống nơi thành thị vốn đã quá đắt đỏ,
mọi thứ lo toan trong gia đình cũng từ sạp hàng mà ra cả.
Nhìn từ khía cạnh quản lý nhà nước:
Đây quả thực mới là vấn đề đáng lo ngại. Người chăn nuôi lấy đâu
ra thức ăn tăng trọng, chất tạo nạc? Sao thịt ôi, bẩn vẫn có thể đi xuyên cửa
khẩu vào tới tận trung tâm thành phố? Các thương lái sao được phép tùy tiện
dùng hóa chất độc hại vào thực phẩm như vậy? Rồi vấn đề về báo chí, truyền
thông, có nên vơ đũa cả nắm không khi cứ chỉ trích chung chung rồi ảnh hưởng
đến chất lượng bữa ăn của cả triệu gia đình như vậy? Thậm chí có những bài viết
còn “chu đáo” tới mức chỉ rõ chỗ mua hóa chất, tên hóa chất, cách dùng hóa chất
vào thực phẩm, nên hay không?
Còn quá nhiều lỏng lẻo về vấn đề quản lý. Một câu hỏi nữa cần đặt
ra là: Các cán bộ, cơ quan quản lý có đang nhận thức đầy đủ về tác hại và ảnh
hưởng của lối kinh doanh chỉ biết cái lợi trước mắt mà đánh đổi sức khỏe cả
cộng đồng hay không? Điều này không hề nói quá, bởi thịt gia súc gia cầm vẫn là
thực phẩm quan trọng và thường xuyên trong bữa ăn mỗi gia đình. Một khi đã nhận
thức được đầy đủ nguy cơ đó thì mới có thể có những giải pháp đúng đắn điều
chỉnh các hành vi kinh doanh không lành mạnh đó được.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét