Thứ Năm, 30 tháng 8, 2012


Team-based learning                                              


With the globalisation of information technology (IT) and the worldwide access to the internet, people from all areas of learning are finding themselves using some form of information technology in the workplace. The corporate world has seen a boom in the use of IT tools, but conversely, not enough people with IT skills that can enter the workplace and be productive with minimal on-the-job training.
A recent issue of the New York Times reports that many companies are looking for smart students who may have a budding interest in IT. Some companies, trying to encourage students to attend interviews, provide good salary packages and challenging work environments. For example, one American IT consulting company offers high salaries, annual bonuses, and immediate stock options to potential recruits. It also brings in 25 to 40 prospective applicants at a time for a two- day visit to the company. This time includes interviews, team exercises and social events. The idea behind the team exercises is that the applicants get to see that they will be working with other smart people doing really interesting things, rather than sitting alone writing code.
In the past 10 years, employers have seen marked benefits from collaborative projects in product development. Apart from the work environment, there is also a similar body of research indicating that small team- based instruction can lead to different kinds of desirable educational results. In order to prepare IT graduates to meet these workplace requirements, colleges and universities are also beginning to include team- based educational models.
One of the leaders in promoting team- based education is the American Intercontinental University (AIU), which has campuses world- wide. AIU offers programs in IT with a major portion of the curriculum based on team projects. AIU has a large body of international students and students from different educational backgrounds. This team- based learning gives the students a sense of social and technical support within the group, and allows students first-hand experience of both potential successes and of inherent problems encountered when working with others.

Team- oriented instruction has not been the common mode of delivery in traditional college settings. However, since most college graduates who choose to go into an IT work environment will encounter some form of teamwork at work, it is to their advantage that they are educated using collaborative learning and that they are taught the tools needed to work with different people in achieving common goals or objectives.
In team-based learning, students spend a large part of their in- class time working in permanent and heterogeneous teams. Most teams are made up of individuals with different socio- cultural backgrounds and varying skill levels. Team activities concentrate on using rather than just learning concepts, whilst student grades are a combination of overall team performance and peer evaluation of individual team members.

In a team-based environment, the teacher takes on the role of a facilitator and manager of learning, instead of just providing information to passive students. The facilitator/teacher also guides the team in identifying their goals and establishing standards of team performance. Team exercises then help the students to improve their problem- solving skills by applying theory to simulated real- world situations. Working as a team allows students to adopt new roles and empowers them to control their own learning. Students in teams are caught to use each other as resources and accept the responsibility of managing tasks

Thứ Tư, 22 tháng 8, 2012


“Việt Nam nên trở thành bếp ăn của thế giới” – Philip Kolter

Có một căn cứ đáng giá để đồng tình với quan điểm trên của ngài Philip Kolter, đó là Việt Nam vốn là một nước nông nghiệp. Từ trong cách mạng, sau khi giành độc lập dân tộc, từ thời kỳ đổi mới cho tới thời điểm này thì kinh tế nước ta vẫn chủ đạo là kinh tế nông nghiệp. Gần 90% dân số sống ở khu vực nông thôn, (năm 2005) khoảng 60% lao động làm việc trong lĩnh vực nông, lâm nghiệp và thủy sản. Tỷ trọng ngành nông nghiệp trong GDP vẫn ở mức 20-30%. Là một trong những nước dẫn đầu về xuất khẩu nông sản ra thế giới. Thậm chí, nền kinh tế nông nghiệp còn ảnh hưởng sâu sắc vào trong cả lối nhận thức, lối tư duy truyền thống của người Việt – Tư duy nông nghiệp, tư duy tiểu nông.
Nhưng hàm ý của ngài Philip Kolter rõ ràng nhắm tới việc xây dựng hình ảnh của một quốc gia, của dân tộc. Vấn đề này luôn là phức tạp – mọi người ai cũng nghĩ thế, nên còn phải “bàn nhiều”! Bài viết này chỉ nhằm phân tích một khía cạnh của nhận định trên: “bếp ăn của thế giới” trong mối quan hệ với du lịch.
Một số quốc gia châu Á đã khắc họa được một hình ảnh riêng về đất nước của họ. Trung Quốc là “công xưởng của thế giới”, Ấn Độ là “văn phòng của thế giới”. Những hình ảnh gắn liền với sự nhộn nhịp, náo nhiệt của kinh tế thị trường, nơi mọi người khắp nơi trên thế giới đến làm ăn, hợp tác. Vậy “bếp ăn của thế giới” nghe có vẻ không được “kinh tế” cho lắm. Nghĩ tới nhà bếp là nghĩ tới ăn uống, mà nhu cầu ăn uống cũng chỉ đơn giản gồm hai loại: nhu cầu về những bữa ăn hàng ngày vì mục đích cơ bản là sinh tồn, nhu cầu thứ hai cao cấp hơn – thưởng thức. Nếu Việt Nam được khắc họa là “bếp ăn của thế giới” thì mọi người sẽ đến về mục đích gì, nhu cầu gì? Làm ăn? Tất nhiên là luôn có những mối quan hệ hợp tác kinh tế với bất kỳ một chủ thể kinh tế nào, ngay cả đó là một quốc gia, và mục đích này càng nhiều hơn khi Việt Nam đang tăng cường hợp tác quốc tế. Nhưng điều này lại không liên quan lắm tới bếp núc!
Đến Việt Nam với mục đích định cư lâu dài để được thưởng thức các món ăn Việt hàng ngày, hàng tháng! Có vẻ cũng không hợp lý lắm. Hợp lý nhất là họ đến để được thưởng thức phong vị riêng có của những món ăn Việt. Tất nhiên không đơn thuần là chỉ đi để thưởng thức, họ có thể sang làm ăn, hợp tác, đi du lịch, thăm thân, …nhưng nhu cầu thưởng thức món ăn Việt sẽ là “điều không thể bỏ qua” một khi họ đã đến Việt Nam.
Du lịch có thể coi như một đại sứ văn hóa vô hình quảng bá hình ảnh đất nước tới du khách quốc tế. Vậy nếu Việt Nam muốn xây dựng hình ảnh “bếp ăn của thế giới” thì việc quảng bá hình ảnh này tốt nhất nên gắn liền với du lịch. Du lịch Việt Nam từ trước vẫn chủ đạo là du lịch văn hóa, tuy nhiên văn hóa ẩm thực vẫn chưa thực sự được chú ý tới. Rõ ràng người làm du lịch đang bỏ qua một giải pháp làm thỏa mãn nhu cầu của khách du lịch. Ẩm thực Việt đang thiếu đi những giải pháp định vị và nỗ lực quảng bá cần thiết.

Những gợi ý về việc xây dựng hình ảnh Việt Nam – Bếp ăn của thế giới.


■ Tổ chức thu thập, khảo sát về món ăn đặc sắc ở mỗi vùng miền từ đó đưa ra những tổng kết danh sách những món ăn the từng chủ để khác nhau (món biển, món canh, món Huế, hoa quả vùng…)
■ Đăng cai tổ chức các cuộc thi, triển lãm ẩm thực khu vực và quốc tế.
■ Đầu tư vào công đoạn chế biến nông sản, kỹ thuật sau thu hoạch.
■ Thực hiện nghiêm túc điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm, nâng cao nhận thức của người nuôi trồng nông sản và người chế biến nông sản về an toàn vệ sinh thực phẩm, sức khỏe cộng đồng. Có chế tài xử phạt mạnh mẽ, đặc biệt chú ý tới các cơ sở phục vụ khách du lịch.
■ Xây dựng bộ tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm quốc gia.
■ Khuyến khích kinh tế nông nghiệp ở nông thôn.
■ Tăng cường hoạt động của cơ quan hải quan trong việc giám sát, ngăn chặn những nông sản kém chất lượng nhập lậu từ các quốc gia khác vào trong nước.

Thứ Ba, 14 tháng 8, 2012


Đặc tính thứ 6 của một dự án đầu tư


Một xã hội muốn phát triển thì cần đầu tư, cần những dự án đầu tư. Đó hẳn là công thức cho sự phát triển của bất kể nền kinh tế nào, ở bất kỳ quy mô và loại hình kinh doanh nào. Bởi, những tác động tích cực mà một dự án đầu tư mới hay đầu tư phát triển có thể mang lại:
  Đóng góp thuế cho Ngân sách Nhà nước. Thuế chính là nguồn lực lớn nhất để Nhà nước đầu tư trở lại xã hội nhằm nâng cao cơ sở hạ tầng và chất lượng an sinh xã hội.
  ▪ Phát triển cơ sở vật chất, hạ tầng tạo ra năng lực sản xuất mới cho xã hội.
  ▪ Tạo ra việc làm, giảm bớt gánh nặng xã hội và các vấn đề xã hội tiêu cực.
  ▪ Lợi ích liên ngành: Khi một sự án đầu tư sẽ làm nảy nở các ngành nghề “ăn theo” như nhà ở cho công nhân viên, phương tiện vận chuyển, thực phẩm, các tiện ích tài chính, ngân hàng… và kéo theo sự phát triển của nhiều ngành nghề liên quan.
  Thúc đẩy tiêu dùng và đầu tư trong tương lai.
  ▪ Thanh lọc thị trường – những doanh nghiệp đầu tư thành công sẽ chiến thắng, những doanh nghiệp ỉ lại và đầu tư kém hiệu quả sẽ phải rút khỏi thị trường, từ đó làm cho thị trường trở lên lành mạnh hơn.

Ở đây, ta thấy “Tính nhân văn” của một dự án đầu tư. Bởi, hiểu một cách nôm na, một dự án đầu tư tốt sẽ tạo ra một xã hội tốt, doanh nghiệp tốt, thị trường tốt, và những con người tiến bộ. Và đó chính là đặc tính thứ 6 của một dự án đầu tư: Một dự án đầu tư (nên) có những đặc tính sau,
- Tính sinh lợi: Một dự án cần phải tạo ra lợi ích cho (những) người đầu tư vào nó. Nếu một dự án không thể sinh lợi thì sẽ chẳng ai sẵn sàng đầu tư vào nó cả.
- Tính rủi ro: Luôn luôn có rủi ro, bởi đầu tư là việc ta hy sinh những nguồn lực hiện tại để kỳ vọng vào tiêu dùng trong tương lai. Để tiến tới thành quả trong tương lai luôn luôn có những bất chắc, những biến cố không lường trước được xảy ra, và nó tạo ra rủi ro cho người đầu tư.
- Tính dài hạn: Từ quá trình xây dựng dự án, thực hiện và thu hồi thành quả từ dự án thường kéo dài. Tùy vào quy mô dự án và các biến cố bất thường xảy ra làm cho dự án có độ dài khác nhau.
- Tính một chiều: Khi bỏ vốn vào đầu tư thì phải duy trì hoạt động đầu tư cho tới khi có được thành quả. Không thể đầu tư giữa chừng hay bỏ dở đầu tư mà muốn đem về thành quả được.
- Tính lan tỏa: Một dự án có ảnh hưởng lan tỏa tới lợi ích và trách nhiệm của nhiều bên liên quan.
- Tính nhân văn: Khi đầu tư vào một dự án, những chủ thể đầu tư đã góp phần làm cho xã hội tốt đẹp hơn bằng việc nâng cao năng lực sản xuất của xã hội, tạo công ăn việc làm và đầu tư cho tương lai.
Việc bổ sung đặc tính thứ 6 – tính nhân văn còn mang một hàm ý nữa, đó là: Chúng ta giảng dạy về đầu tư, về những dự án đầu tư phát triển để người thu nhận kiến thức hiểu đúng đắn về đầu tư và khuyến khích thế hệ nhân lực được đào tạo này sẽ thực hiện những dự án đầu tư trong tương lai. Nhưng bản thân năm đặc tính nêu trên tỏ ra thiếu tính khích lệ khi nói nhiều tới những yếu tố “rủi ro” có thể xảy đến khi thực hiện đầu tư như: rủi ro, dài hạn, một chiều, chịu sự chi phối của nhiều bên liên quan… điều này vô hình chung đã “dọa” đối tượng tiếp nhận kiến thức rằng đầu tư nhiều phần sẽ dẫn tới thất bại, hay đầu tư cần phải hết sức cân nhắc cẩn thận (thực tế thì không nhất thiết phải vậy). Đặc tính thứ 6 bổ sung một cách mạnh mẽ trong việc khích lệ người thu nhận kiến thức thực hiện các dự án đầu tư phát triển trong thực tế.
Một dự án đầu tư phát triển hơn hết là hướng tới mục đích “nhân văn”, đóng góp vào sự phát triển của xã hội, và coi “phụng sự xã hội là cách làm giàu khôn ngoan nhất”.