QUẢN TRỊ THỜI GIAN
Ý
thức về vấn đề quản trị thời gian
- Tại sao cần phải quản
trị thời gian? Câu trả lời đúng đắn và phù hợp với từng các nhân khác nhau mới
là một gợi ý tốt về việc cần làm gì để quản lý thời gian. Không phải vì là
doanh nhân nên mới cần tới kỹ năng này, và cũng không có phương pháp nào là tốt
nhất dành cho mọi doanh nhân để quản trị tốt thời gian. Khi có quá nhiều việc và bạn cảm thấy không chắc
chắn là mình có thể làm tốt tất cả mọi thứ, bấy giờ mới nhận ra tầm quan trọng
của việc quản trị thời gian. Hay khi quá áp lực với công việc và bạn đổ lỗi cho
rằng mình chưa biết quản lý tốt thời gian nên mới xảy ra như vậy? Nếu câu trả lời
là như vậy thì việc bạn trở lên thụ động trong vấn đề quản lý thời gian sẽ
không thể đem lại kết quả lâu dài. Bạn nghe ngóng được đâu đó về cách quản lý
thời gian hiệu quả và thử một vài giải pháp, nhưng sẽ không đủ kiên trì để thực
hiện những thứ giáo điều máy móc và không thực tế với từng hoàn cảnh cá nhân
như thế. Không có phương pháp quản lý thời gian tốt nhất dành cho mọi người. Mỗi
người sẽ phải cá nhân hóa phương pháp quản trị thời gian phù hợp cho riêng
mình.
- Quản trị hay quản lý
theo cách hiểu thì đều có tính khoa học và tính nghệ thuật. Chính vì gắn với
khái niệm đó mà nhiều khi việc quản lý thời gian được nhìn nhận mang tính học
thuật và khô khan. Mà thực tế thì không nên quá nguyên tắc hay giáo điều với một
vấn đề thiên về kỹ năng sống như việc sử dụng thời gian. Nếu nói quản trị thời
gian thì nên nghĩ thiên về tính nghệ thuật của việc này hơn là cố áp đặt những
nguyên tắc giáo điều. Nghệ thuật bởi kỹ năng này phải là sự sáng tạo của chính
mỗi cá nhân dành cho họ. Chính vì thế mà thay vì gọi với cái tên như quản trị
hay quản lý thời gian mà hãy gọi vào thẳng bản chất của vấn đề: Thói
quen sử dụng thời gian hiệu quả, từ “thói quen” cũng đã nói lên được
tính cá nhân trong việc lựa chọn cho mỗi người phương pháp sử dụng hiệu quả nhất
thời gian của mình.
- Quản trị thời gian hiểu
rộng ra cũng là quản trị cuộc đời, quản trị thời gian hiệu quả khi nó chính là
quản trị cuộc đời, nghĩa là không phải chỉ là bạn làm việc tốt ngày hôm nay, bạn
sử dụng tốt 24h của hôm nay, mà phải ý thức được rằng những điều đó đang đưa tới
cái đích cuối cùng trên con đường mà bạn đã chọn. Hãy nghĩ tới những giá trị mà
bạn muốn vươn tới và cụ thể hóa nó bằng những công việc mà bạn tin tưởng sẽ cho
bạn những kỹ năng thích hợp.
Một
số định nghĩa mới mẻ liên quan tới vấn đề sử dụng thời gian hiệu quả
-
“Khoảng trắng” – Tác giả Jim Collins gọi đó là sự tiên quyết cho những tư suy sáng tạo và mới mẻ. Đó chính
thời gian ông không có lịch biểu làm việc vì vậy ông có thể thả lỏng đầu óc,
giống như việc một cái bình cũ được đổ đầy rượu mới. Nó không đơn giản là những
giây phút nghỉ ngơi mà là khoảng thời gian đầu óc được tự do suy nghĩ về những
điều mới mẻ, theo cách đầy cảm hứng. Jim Collins còn dự định sử dụng 100 ngày
trong năm tới trong “khoảng trắng”.
- “Thời gian không tạo
thêm giá trị - non value-added time” – khi chúng ta quá mải mê và bận dộn với
cả núi công việc, dự từ cuộc họp này tới cuộc họp khác và dự lại những cuộc họp
tương tự vào tháng sau hoặc năm sau, bạn quen với sự gấp gáp đó và nghĩ rằng
thời gian biểu tốt nhất nên như thế. Khi đó, ý thức về sự sáng tạo và đổi mới
trở lên khan hiếm, chính vì thế không có giá trị mới nào được tạo ra.
Sử
dụng thời gian như thế nào là hiệu quả?
Không có một hướng dẫn
nào là đầy đủ và thích hợp nhất với từng cá nhân, xây dựng thói quen sử dụng thời gian hiệu
quả phải xuất phát từ chính sự tự ý thức của mỗi người. Quan niệm về việc
sử dụng thời gian như thế nào là hiệu quả chỉ là những gợi ý để nhận ra bạn có
đang sử dụng tốt thời gian của mình hay không và nên điều chỉnh ở chỗ nào:
-
Nếu có thể chia cuộc sống vào những khối khác nhau, bạn dành tỷ lệ thời gian cho
mỗi khối là bao nhiêu? Jim Collins chia cuộc sống của mình thành 3 khối: 50% thời gian sáng tạo, 30% thời gian giảng dạy
và 20% thời gian làm các việc khác ("những việc tình cờ, bất ngờ nhưng cần
phải làm"). Điều này sẽ giúp bạn biết bạn đang thực sự quan tâm vào điều
gì, ưu tiên cho điều gì và cũng nhắc nhở bạn cần nhanh chóng xử lý những việc
không mấy quan trọng để không lấn sang thời gian dành cho những việc quan trọng hơn.
- Luôn dành thời gian
cho sáng tạo, đó là lúc bạn thăng hoa và tạo ra giá trị mới.
- Thời điểm nào bạn làm
việc tốt hơn – hãy dành cho những công việc quan trọng cần sự tập trung cao. Ưu
tiên thời gian cho những công việc cần làm gấp và giải quyết các công việc vun
vặt bất cứ khi nào có thể. Là một tác giả của sách bán chạy nhất, Jim Collins cần tập trung cho công
việc viết lách của mình, ông sắp xếp: "Tôi dành thời gian từ 8 giờ sáng đến
trưa để suy nghĩ, đọc và viết". Khi đó ông ngắt tất cả các thiết bị điện
tử, ngắt kết nối mạng để có được tư duy tập trung nhất.
- Luôn cho mình được lựa
chọn, bạn không nhất thiết phải làm tất cả, bạn không cần phải gặp mặt
tất cả khách hàng, không cần lắng nghe mọi cuộc điện thoại nếu tốt hơn là bạn gọi lại vào thời điểm thích hợp, không cần phải trả lời tất cả email ngay lập tức, hãy cho mình lựa chọn tốt nhất.
- Không nhất thiết phải
xem lại tất cả công việc, nhưng vào một thời điểm không căng thẳng lắm hãy kiểm
tra và tổng kết lại, đó như việc nhắc lại vấn đề xảy ra lần thứ hai để giúp bạn
ghi nhớ tốt hơn và giải quyết công việc triệt để hơn.
- Không đánh cắp thời
gian của chính bạn. Bạn có thể làm việc quá giờ nhưng phải luôn ý thức được tác
hại của nó để không biến nó thành thói quen. Hàng ngày, luôn dành thời gian để
chơi thể thao và thư giãn.
- Cố gắng kết thúc công
việc, không để công việc dở dang.
- Hãy luôn gọn gàng, “Gọn gàng, ngăn nắp trong cuộc sống thì có thể
bành trướng và sáng tạo trong công việc”
- Gustave Flaubert, tiểu thuyết gia người Pháp từng nói.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét