Thứ Sáu, 20 tháng 7, 2012


QUY LUẬT CUNG CẦU HÀNG HÓA TRÊN THỊ TRƯỜNG

Xã hội phải tìm ra cách nào đó để ra quyết định sản xuất cái gì , sản xuất như thế nào và sản xuất cho ai. Nền kinh tế hiện đại tin tưởng mạnh mẽ vào thị trường và giá cả để phân phối các nguồn lực vào những mục đích khác nhau. Sự ảnh hưởng lẫn nhau giữa cầu (hành vi của người mua) và cung (hành vi của người bán) xác định sản lượng hàng hóa được sản xuất ra và mức giá để mua và bán hàng hóa đó.
Flowchart: Process: Không nên nhầm lẫn: Tại điểm cân bằng lượng cầu và lượng cung bằng nhau, chứ không phải là cung bằng cầu. Đó chỉ là một điểm sản lượng tại một mức giá nhất định trên cả đường cầu hay đường cung, khái niệm cung và cầu không bao giờ là một mức sản lượng cụ thểQuy luật cung cầu cho rằng thông qua sự điều chỉnh của thị trường, sẽ có một mức giá cân bằng (còn gọi là mức giá thị trường) và một lượng giao dịch cân bằng (lượng cung cấp bằng lượng nhu cầu) sẽ được xác định. Trạng thái cân bằng đó nên được hiểu là trạng thái “cân bằng động”, tức là giá cả và sản lượng trên thị trường biến động liên tục, giá cả và sản lượng không bao giờ chỉ gặp nhau ở điểm cân bằng rồi yên vị tại đó, điểm cân bằng như chỉ ra một đích đến hợp lý nhất cho xu hướng biến đổi của cả giá cả và sản lượng.
Điều gì đem lại sự cân bằng? Có phải thị trường tự đạt trạng thái cân bằng? Ta xem xét thị trường cung cầu sôcôla dưới đây:

Cầu và cung sôcôla
Giá
(₤/ thanh)
Lượng cầu
(thanh)
Lượng cung
(thanh)
0,00
200
0
0,10
160
0
0,20
120
40
0,30
80
80
0,40
40
120
0,50
0
160



Untitled.pngTrạng thái cân bằng được xác lập tại mức giá 0.30₤/thanh và sản lượng bằng 80 thanh. Giả sử ban đầu mức giá là 0.50₤, cao hơn mức giá cân bằng. Những người bán cung cấp 160 thanh nhưng không ai muốn mua tại mức giá đó → Dư thừa. Người bán giảm giá xuống 0.40₤ để bán số hàng tồn kho. Việc giảm giá xuống 0.40₤ có hai ảnh hưởng: tăng lượng cầu lên 40 thanh và giảm sản lượng người bán muốn cung cấp xuống 120 thanh. Cả hai ảnh hưởng này đều làm giảm dư cung. Giá tiếp tục giảm cho đến khi mức giá đạt 0.30₤ và dư cung biến mất.
Khi mức giá thấp hơn 0.30₤ thì diễn ra quá trình ngược lại. Tại mức giá 0.20₤ lượng cầu là 120 thanh nhưng lượng cung chỉ có 40 thanh. Người bán không có hàng để bán và đặt mức giá cao hơn. Việc khuyến khích tăng giá tục diễn ra cho đến khi đạt tới mức giá cân bằng, dư cầu biến mất và thị trường cân bằng.

Đường cầu diễn tả mối quan hệ giữa giá cả và lượng cầu khi những yếu tố khác không đổi. Vậy những yếu tố khác là gì?
ĐẰNG SAU ĐƯỜNG CẦU
Những yếu tố khác liên quan tới đường cầu được nhóm lại thành 3 loại: giá cả hàng hóa liên quan, thu nhập của người tiêu dùng và thị hiếu hay sự ưa thích hơn của người tiêu dùng.
→ Giá của một hàng hóa tăng làm tăng cầu cho hàng hóa thay thế nó và làm giảm cầu cho hàng hóa bổ sung cho nó.
→ Cầu đối với hàng hóa thông thường tăng khi thu nhập tăng. Cầu đối với hàng hóa thứ cấp giảm khi thu nhập tăng.
Double Bracket: Sự dịch chuyển của đường cầu: có sự phân biệt giữa sự vận động dọc theo đường cầu và sự dịch chuyển của bản thân đường cầu. Trong đó, giá cả gây ra sự vận động dọc đường cầu còn “những yếu tố khác” làm dịch chuyển đường cầu.
Sự dịch chuyển đường cầu khi đó sẽ làm thay đổi trạng thái cân bằng ban đầu
→ Thị hiếu người tiêu dùng được hình thành bởi sự thuận tiện, thói quen hay thái độ xã hội, thị hiếu thay đổi làm cầu về hàng hóa thay đổi.


ĐẰNG SAU ĐƯỜNG CUNG
Tương tự, ta có những yếu tố khác ảnh hưởng làm dịch chuyển đường cung, những yếu tố đó được nhóm vào 3 loại là: công nghệ phù hợp với nhà sản xuất, chi phí các yếu tố đầu vào (lao động, máy móc, nhiên liệu, nguyên vật liệu) và quy định của chính phủ. Mỗi một đường cung xác định được vẽ ứng với một công nghệ nhất định, chi phí đầu vào nhất định và chưa có thay đổi trong quy định của chính phủ.
→ Công nghệ cao hơn làm dịch chuyển đường cung sang phải. Nhà sản xuất muốn cung cấp nhiều hơn tại mỗi mức giá.
→ Chi phí đầu vào thấp hơn khiến các hãng muốn sản xuất nhiều hơn tại mỗi mức giá, làm dịch chuyển đường cung sang phải. Mức giá đầu vào cao hơn làm giảm sức hấp dẫn của việc sản xuất và dịch chuyển đường cung sang trái.
→ Những quy định bất lợi của chính phủ (quy định an toàn nghiêm ngặt, sản xuất bền vững, bảo vệ môi trường…) sẽ làm giảm cung và làm dịch chuyển đường cung sang trái. Những chính sách ưu tiên sản xuất của chính phủ (gia hạn thời gian nộp thuế, lãi suất, thuế suất ưu đãi, …), ngược lại, sẽ làm tăng cung và dịch chuyển đường cung sang phải.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét