Quy luật giá trị - C.Marx
Giá
trị hàng hóa được xác định như thế nào? Cơ sở để trao đổi giá trị của hàng hóa
trên thị trường là gì? Tác động của quy luật giá trị tới nền sản xuất hàng hóa?
Nội
dung của Quy luật giá trị cho biết sản xuất và trao đổi hàng hóa phải dựa trên
cơ sở hao phí lao động xã hội cần thiết, hay chính là thời gian lao động xã hội cần thiết (thời gian lao động cần thiết để
sản xuất ra một loại hàng hóa nào đó trong điều kiện sản xuất bình thường của
xã hội với trang thiết bị trung bình, một trình độ thành thạo trung bình, và một
cường độ sản xuất trung bình tại một thời điểm của xã hội). Việc xác định điều
kiện sản xuất bình thường hay sản xuất ở một mức độ trung bình của xã hội cũng
mang tính tương đối, có thể đó là điều kiện sản xuất của người cung ứng lớn nhất
lượng sản phẩm đó. Hoặc được tính sau (chứ không phải xác định được trước đó) bằng
cách lấy trung bình thời gian lao động cá biệt của tất cả những người cung ứng sản phẩm đó. Thời gian lao động xã hội
cần thiết để sản xuất một sản phẩm cũng thay đổi theo thời gian, do đó mà giá
trị của sản phẩm cũng thay đổi, nó có thể trở lên cao cấp hơn hoặc cũng có thể
bị thay thế và trở lên lỗi thời.
Đồ thị trên cho thấy:
- Thứ nhất: Giá
trị là cơ sở để xác định giá cả, và giá cả (hay giá trị trao đổi) là biển hiện
ra bên ngoài của giá trị. Sự vận động của quy luật giá trị thông qua sự vận động
của giá cả hàng hóa. Giá trị hàng hóa càng cao thì giá cả càng cao.
- Thứ hai: Giá cả
hàng hóa trao đổi trên thị trường phụ thuộc vào sự thương lượng giữa người mua
– người bán trên cơ sở thời gian lao động xã hội cần thiết tạo ra sản phẩm đó.
Trong khi đó giá trị thường do người bán xác định trên cơ sở thời gian lao động
cá biệt. Giá cả bằng giá trị khi trao đổi được thực hiện theo nguyên tắc ngang
giá. Tuy nhiên, hàng hóa không chỉ phụ thuộc vào giá trị mà còn phụ thuộc vào
các yếu tố như: cạnh tranh, cung cầu, sức mua của đồng tiền nên giá cả giao động
quanh giá trị. Các yếu tố đó khiến cho quy luật ngang giá không còn đúng trong
trao đổi hàng hóa trên thị trường, thực tế, giá cả thị trường luôn biến đổi lên
xuống quanh giá trị hàng hóa đó. Sự vận động của giá cả thị trường xung quanh
trục giá trị của nó chính là cơ chế tác động của quy luật giá trị.
P/s: Một khái niệm
cần chú ý nữa là Giá trị sử dụng: Giá
trị sử dụng của một sản phẩm lao động là những tính chất có ích, công dụng nhằm
thỏa mãn một nhu cầu sản xuất hay như cầu tiêu dùng nào đó. Người sản xuất tạo
ra sản phẩm bằng thời gian lao động cá biệt, nhưng người bán và người mua lại
đàm phán với nhau bằng giá trị sản phẩm của sản phẩm, và giá cả hay giá trị
trao đổi chính là quyết định cuối cùng để người bán bán được sản phẩm và người
mua có được sản phẩm. Có nghĩa là luôn có “khoảng cách” giữa giá trị - giá trị
sử dụng – giá cả, nhìn từ phía người sản xuất, để bán được hàng và bán có lãi,
họ không những phải giảm thời gian lao động cá biệt của mình xuống mà còn phải
tự nhận thức được những giá trị sử dụng của sản phẩm làm ra là gì? Quá trình sản
xuất có đang tạo ra đúng những giá trị sử dụng đó không hay gây lãng phí, rườm
rà? Hơn nữa phải khiến cho người mua, người sử dụng nhận thức hết được những
giá trị đó và trả mức giá xứng đáng với giá trị sử dụng của sản phẩm.
Tác động của quy
luật giá trị tới nền sản xuất hàng hóa trên ba khía cạnh:
- Điều tiết sản
xuất và lưu thông hàng hóa: Thông qua giá cả, người/ngành sản xuất tốt sẽ thu
được lãi nhiều, thu hút người khác sản xuất vào ngành đó, thu hút người lao động
và tư liệu sản xuất. Người/ ngành làm ăn thua lỗ sẽ phải thu hẹp sản xuất và
nhường nguồn lực sang các ngành sản xuất tốt hơn.
- Kích thích cải
tiến kỹ thuật, hợp lý hóa sản xuất, tăng năng suất → Giảm thời gian lao động cá biệt → Thu lợi nhuận cao.
- Thực hiện sự lựa
chọn tự nhiên và phân hóa người sản xuất hàng hóa → Người sản xuất tốt sẽ thuê thêm lao động,
máy móc, mở rộng kinh doanh và trở thành các ông chủ. Người làm ăn thua lỗ sẽ
phải thu hẹp sản xuất, phá sản và trở lên thấp kém trong xã hội.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét